Vatican và chủ trương hủy diệt tôn giáo và nếp sống văn hóa Việt Nam

Chủ truơng của Giáo Hội La Mã hay Tòa Thánh Vatican là phải hủy diệt các tôn giáo khác, nhất là nếp sống văn hóa của các quốc gia nạn nhân bất lợi cho niềm tin vào thượng đế của họ. Từ năm 1975 cho đến nay, Vatican và giáo dân Ca-tô người Việt càng ngày càng có những thái độ và hành động chống đối mãnh liệt các việc tôn vinh và lập đền thờ các vị anh hùng dân tộc của dân ta.

Nỗ lực “triệt hạ” các biểu tượng khác không chỉ tiềm tàng trong các quyển giáo lý, mà còn được thể hiện mãnh liệt qua các “tác phẩm” của những con chiên “gương mẫu” của đạo Chúa. Tiêu biểu có thể kể : cuốn Tổ Quốc Ăn Năn của Nguyễn Gia Kiểng (Paris: TXNH, 2001), và mới đây, cuốn DVD Sự Thật Về Hồ Chí Minh của Linh-mục Nguyễn Hữu Lễ cùng con chiên Trần Quốc Bảo vừa cho phát hành mấy tháng vừa qua (năm 2009). Những hành động này có xứng hợp với các khẩu hiệu “công bình” và “bác ái” mà các nhà truyền giáo đã mỏi miệng uảng cáo hàng ngày hay không?

Bài viết này có mục đích phân tích nguyên nhân của những thái độ và hành động hủy diệt các tôn giáo và nếp sống văn hóa cổ truyền của dân tộc Việt Nam ta.

Trước mắt, ta có thể nhìn thấy được hai lý do cho các hành động này.

Thứ nhất,

Vì mang căn bệnh cuồng tín, giới tu sĩ áo đen và giáo dân người Việt luôn luôn tỏ ra là những người ngoan đạo và hãnh diện “sống đạo theo đức tin Ki-tô”. Để tỏ ra ngoan đạo, họ triệt để vâng lời và tuân thủ tất cả những điều Giáo hội bắt buộc qua các tín lý vừa hoang đường vừa ngược ngạo. Tính chất ngược ngạo này luôn luôn đặt hàng đầu trong các tín lý của họ để hạ bệ tất cả những biểu tượng thần linh khác với Chúa Cha (Jehovah), Chúa Con Jesus và Bà Maria của họ. Những tín điều này đều có ghi rõ ràng trong sách Leviticus (26:1) với nguyên văn như sau:

“26.1.- Các ngươi không được tạo ra những hình tượng nào để sùng bái cho chính các ngươi; các ngươi cũng không được khắc chạm một hình ảnh nào hay dựng nên một trụ cột thiêng liêng nào để nâng cao cho chính các ngươi; ở trong vùng các ngươi cư ngụ, các ngươi cũng không được dựng nên một hòn đá nào có khắc chạm để cúi đầu nghiêng mình trước nó; vì rằng Ta là Thượng Đế của các ngươi.”

Vì Cựu Ước đã nói rõ như vậy, cho nên chủ trương hủy diệt các tôn giáo và các nếp sống văn hóa của dân tộc khác là đặc tính bất di bất dịch của các hệ thống giáo hội các đạo Chúa. Kết quả là họ tiếp tục gây chiến tranh khắp nơi, nóng hay lạnh, và dưới nhiều hình thức khác nhau mà bản chất vẫn là “thánh chiến”.

Chủ trương là như vậy, cho nên khi có quyền lực trong tay hay hoàn cảnh cho phép, thì Giáo Hội và con chiên của Giáo Hội không từ bỏ một thủ đoạn nào để biến chủ truơng này thành hành động, bất kể là dã man và bạo ngược đến đâu đì nữa họ cũng làm. Làm để vừa cưỡng bách người dân dưới quyền phải theo đạo làm nô lệ cho Giáo Hội và làm để cụ thể hóa những lời dạy như đã nêu lên ở trên.

Thứ nhì,

Từ khi Pháp – Vatican phát động chiến tranh đem quân tấn công, khai hỏa bắn phá các chiến thuyền của ta vào ngày 15/4/1847 rồi bỏ đi, và lai trở lại tấn chiếm nước ta vào năm 1858, cho đến ngày 30/4/1975, trên võ đài chính trị tại Việt Nam có hai phe đối đầu với nhau và coi nhau như là những kẻ tử thù:

a.- Một bên là Liên Minh Xâm Lược (Pháp – Vatican và sau này là Mỹ – Vatican.) Phe này được các linh mục và hầu hết nhóm thiểu số con chiên người Việt triệt để ủng hộ với tinh thần “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” và “giữ đạo, chứ không giữ nước”.

b.- Một bên là nhân dân ta và tất cả các tổ chức hay lực lượng lượng nghĩa quân kháng chiến của nhân dân ta. Trong các lực lượng khởi nghĩa kháng chiến này, chỉ có Đảng Cộng Sản Việt Nam và Mặt Trận Việt Minh là đã hoàn thành được sứ mạng lịch sử này của dân tộc.

Cũng nên biết là bản chất của Giáo Hội La Mã gồm cả các linh mục và con chiên cuồng tín, đặt biệt là con chiên người Việt, thường tỏ ra khinh rẻ người thuộc các tôn giáo hay nền văn hóa khác. Họ coi những thuộc các tôn giáo khác là những quân mọi rợ, dã man và họ tự phong là có quyền cướp đoạt tài sản của dân ta, cưỡng bách dân ta làm nô lê và tru diệt dân ta nếu họ có khả năng hay cơ hội làm được. Điều này đã được viết thành văn bản trong Sắc Chỉ Romanus Pontifex được ban hành vào ngày 8/1/1454 trong thời Giáo Hoàng Nicholas V (1447-1455).

01Linh-mục Trần Tam Tỉnh nói rõ sự thật này như sau:

“Theo quyền lực Chúa ban và quyền lực của Tòa Thánh, Đức Giáo Hoàng ban cho triều đình Lisbon (Bồ Đào Nha) “toàn quyền tự do xâm lăng, chinh phục, chiến đấu, đánh giặc và khuất phục tất cả các quân Sarrasins (tức người Ả Rập), các dân ngoại đạo và các kẻ thù khác của Giáo Hội, gặp bất cứ nơi nào: được toàn quyền chiếm cứ tất cả các vương quốc, lãnh địa, vương hầu, đất đô hộ và tài sản của chúng; toàn quyền chiếm đoạt tất cả của nổi và của chìm của chúng và bắt tất cả chúng nó làm nô lệ vĩnh viễn.” [1]

Đặc biệt hơn nữa là Giáo Hội La Mã cũng như giới tu sĩ áo đen và con chiên ngoan đạo triệt để tuân hành những điều ghi rõ trong thánh kinh là phải trả thù một cách hết sức dã man những cá nhân hay thế lực nào đã bị họ coi là kẻ thù. Sách Deuteronomy (Phục Truyền Luật Ký 19:21) trong Cựu Ước cũng nhắc lại lời dạy dã man này:

“19:21: Your eyes shall not pity, but life shall be for life, eye for eye, tooth for tooth, hand for hand, foot for foot” [“Mắt ngươi chớ thương xót: Mạng đền mạng, mắt đền mắt, răng đền răng, tay đền răng, chân đền chân.”]

02Sách The Decline and Fall Of The Roman Church cũng viết:

“Cruelty to enemies of Jesus within and without the heartland could be God’s vengence.” [Tàn bạo đối với những kẻ thù của Chúa Jesus ở trong hay ở ngoài các vùng đất (do Giáo Hội La Mã kiểm soát) là sự trả thù của Thượng Đế.”] [2]

Giáo Hội lại dạy tín đồ rằng những lời ghi trong thánh kinh và những lời Giáo Hội dạy dỗ đều là những lời Chúa dạy hay được Chúa “mặc khải” (sic) cho Giáo Hội. Người nào làm đúng như lời dạy của Chúa và của Giáo Hội thì sẽ được Chúa ban cho phước lành, và sẽ được cho lên thiên đàng để đời đời hưởng nhan Chúa. Người nào không tin theo hay không triệt để tuân theo lời dạy cúa Chúa và của Giáo Hội thì sẽ bị Chúa đày xuống hỏa ngục.

Với cái bản chất tham lợi và háo danh (đa phần là do lúc trước ông bà theo đạo để được những quyền lợi vật chất, “theo đạo có gạo mà ăn”) những người này luôn luôn hăng say, năng nổ làm theo những lời “dạy” của Giáo Hội để hy vọng sẽ được “Chúa” trong giáo hội ban cho những lợi lộc, hay có nhiều cơ hội được chút danh hờ.

Chúng tôi chỉ xin trích dẫn lời tuyên bố của ông Ngô Đình Nhu vào khi ông Ngô Đình Diệm mới được Liên Minh thánh Mỹ-Vatican đưa lên cầm quyền để độc giả nhìn thấy rõ cái bản chất hay thực trạng của những chính quyền đạo phiệt Ca-tô, :

“Tôi có cả một chương trình đã bàn kỹ với Đức Giám Mục sẽ lần hồi tiến chố mà Hội Truyền Giáo hoạt động một thế kỷ mới đạt tới, còn chúng ta chỉ cầm quyền mười năm thôi là cả miền Nam này sẽ theo Công Giáo hết.” [3]

Phần nói về hành động của chủ truơng dùng bạo lực để cưỡng bách nhân dân dưới quyền phải theo đạo đã được chúng tôi trrình bày đầy đủ trong các Chương 66, 67, và 68 (Mục XX, Phần VI) trong bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã. Trong bài viết nầy, chúng tôi xin giới han chỉ trình bày:

1.- Vatican với những hành động đánh phá và phỉ báng tôn giáo cổ truyền tại Việt Nam, và

2.- Vatican với những hành động phỉ báng và đánh phá nếp sống văn hóa tôn vinh và thờ cúng anh hùng dân tộc của dân ta.

SÁCH LƯỢC ĐÁNH PHÁ VÀ PHỈ BÁNG
CÁC TÔN GIÁO CỔ TRUYỀN CỦA DÂN TỘC TA

Sách lược của Vatican trong chủ trương đánh phá các tôn giáo cổ truyền của các dân tộc nạn nhân bị chinh phục (mà Việt Nam là một thí dụ điển hình) được điều nghiên rất công phu và được tiến hành từ bước thứ 1 (giáo dục giáo dân), rồi khi nào có hoàn cảnh thuận tiện thì sẽ tiến hành bước thứ 2 (bằng hành động cụ thể). Sách lược này cũng được áp dụng đối với các nhà viết sử có tác phẩm nói lên những sự thật về những việc làm bất chính, bất nhân của Vatican cũng như đối với các chính khách hay chính quyền không chịu khuất phục hay có chính sách đi ngược lại với chủ trương của Giáo Hội La Mã. (Đây là trường hợp của chính quyền Việt Nam hiện nay.)

Bước thứ nhất: biên sọan thành văn bản để giáo dục

Bước đầu của Giáo Hội La Mã trong chủ trương đánh phá và hủy diệt tôn giáo cổ truyền của dân tộc Việt Nam là việc biên sọan thành văn bản để giáo dục con chiên và phải được phổ biến sâu trong cộng đồng con chiên hay trong các họ đạo tại các địa phương. Từ đầu, cuốn sách Phép Giảng Tám Ngày của Linh-mục Alexandre de Rhodes, trong đó đặc biệt có Chương Bốn, tác giả đã dùng những lý luận chủ quan, trịch thượng và những ngôn từ thiếu văn hóa đúng theo truyền thống của Đạo Ki-tô La Mã, để phỉ báng và mạt sát các tôn giáo cổ truyền của dân ta.

Ai cũng biết rằng các tôn giáo cổ truyền của dân tộc còn được thể hiện ra bằng những nếp sống văn hóa cổ truyền của đất nước. Đó là một nền đạo lý vị tha gồm những quy tắc đạo lý nhân bản để cho mọi người theo đó mà hành xử sao cho “vừa mắt ta ra mắt người” (kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân). Đó là nếp sống vừa nặng tính hiếu hòa, khoan dung và nhân ái, vừa nặng tính tín ngưỡng với lòng tôn kính tất cả các đấng thần linh trong thế giới vô hình một cách hết sức vô tư vô, vô vị lợi. Trong nếp sống văn hóa đó, người Việt Nam chúng ta không đặt nặng vấn đề dâng lễ vật cúng tế như một thứ đồ hối lộ để mong được các đấng thần linh ban ân sủng hay phép mầu, phép lạ gì hết, và cũng không có ý đồ cầu xin để được xóa bỏ những tội ác do chính mình đã gây ra. Nhờ có những nếp sống văn hóa cao đẹp như vậy mà các xã hội Đông Phương mới có được sự hài hòa giữa các đạo Khổng, đạo Lão, đạo Phật và đạo Thờ cúng tổ tiên. Các tôn giáo này gặp nhau ở chủ trương mở rộng tâm hồn để đón nhận tất cả những tư tưởng hay triết thuyết cao đẹp của tất cả các tôn giáo hay của nền văn hóa từ phương trời khác, do đó người Á đông có lòng khoan dung về tôn giáo. Lòng khoan dung tôn giáo như vậy đã khiến cho trong xã hội Đông Phương nói chung, và Việt Nam nói riêng, có rất nhiều người sống theo cái nguyên tắc “một tôn giáo là tốt, vậy thì càng nhiều tôn giáo càng tốt hơn”. Sự kiện này được nhà viết sử Virginia Thompson viết:

“Tôn giáo ở Việt Nam có thể so sánh như một khu rừng nhiệt đới trong đó không có một cây nào chiếm giữ một chỗ biệt lập. Không có biên giới rõ ràng giữa các tôn giáo ở Việt Nam, và ở đây một người có thể tin theo hàng nửa tá tín ngưỡng mà không cảm thấy mâu thuẫn. Người Việt Nam sống theo nguyên tắc nếu một tôn giáo là tốt thì ba tôn giáo càng tốt hơn. Nếu có gây ra hỗn loạn thì ít nhất cũng làm mất đi tính cách cuồng tín về tôn giáo. Cả lòng khoan dung và nghi thức tôn giáo đều bắt nguồn từ Trung Hoa nhưng cũng bao gồm rất nhiều tín ngưỡng bản địa (Việt Nam) mà không bao giờ bị xóa bỏ hay biến mất.” [ “The religions of Annam [Vietnam] have been compared to a tropical forest where no one tree can live isolated. There is no clearcut boundary between them, and one may hold simultaneously and without friction a half dozen beliefs. The Annamites [Vietnamese] work on principle that if one religion is good, three are better. If the result is chaos, there is at least a comforting absence of fanaticism. Both this tolerance and the all pervading formalism of Annamite [Vietnamese] religions, which are Chinese origin, cover a multitute of indigenous beliefs that have never been eradicated…”] [4]

Tiến-sĩ Vũ Tam Ích nói rõ ràng hơn như sau:

“Người Việt Nam tin rằng có rât nhiều loại thần khác nhau ở khắp mọi nơi trong Thiên Nhiên. Trên Trời dưới đất ở đâu cũng có đầy dẫy những thần là thần. Ở trên mặt trời, mặt trăng, các hành tinh, tinh tú đều có thần hết. Thần làm cho gió và mây di chuyển. Thần làm ra mưa làm ra sấm sét. Ngay ở cả những nơi như trên đồi, trong các dòng sông, dòng suối, trên các cây cối, trong các ruộng lúa, trên các hòn đá cũng như trong nhà, phòng ngủ, nhà bếp cũng đều có thần ngự trị cả. Thêm vào đó, người ta còn thờ Trời, thờ thần Đất (thổ công), thần nông, và mỗi làng đều có thờ thành hoàng, vị thần này có địa vị chính thức ở Việt Nam.” [“The Vietnamese people believed that spirits of many different kinds exist everywhere in Nature. Heaven and Earth are, so to speak, crowded with spirits, which occupy the sun, the moon, the planets, and the stars, which move the winds and the clouds, which make rain and thunder, which dwell in hills, streams, trees, ricefields, stone, as well as in each house, room, kitchen. In brief, everything has its own spirits. Added to that was the cult of Heaven, Earth, deities of agriculture, and village genii, which had acquired an official status in Vietnam.”] [5]

Nhờ những đặc tính khoan dung theo tinh thần của đạo nhân trong Khổng Giáo và đức từ bi hỉ xả của Nhà Phật mà người dân Việt Nam nói riêng, người dân Đông Phương nói chung, không mang căn bệnh cuồng tín về tôn giáo. Cũng vì thế mà các quốc gia Đông Phương không hề xẩy ra chiến tranh tôn giáo và cũng không hề xẩy ra chuyện chính quyền bách hại tôn giáo.

Tính cách đa dạng tôn giáo, thờ cúng quá nhiều thần linh như vậy là hoàn toàn trái ngược với chủ trương độc thần của đạo Thiên Chúa, đặc biệt là các hệ phái Ki-tô giáo và điển hình là đạo Ki-tô La Mã hay Giáo Hội La Mã. Tôn giáo này chỉ tôn vinh và kính thờ có vị ác thần bạo ngược là Chúa Cha Jehovah [như được mô tả trong chính Cựu Ước] và Chúa Con Jesus bất hiếu [như được kể lại trong chính Tân Ước] mà họ gọi là Jesus Christ hay Chúa Cứu Thế. Chính những lời phán của vị Chúa Con Jesus được ghi lại trong Tân Ước sách Mathew (10:34-36) đã nói lên đặc tính khùng khùng điên điên, phi luân, bất nhân và bất hiếu của Chúa Con Jessus. Điểm quái lạ là tôn giáo này không những đã thờ phượng hai cha con ông Chúa Jehovah như vậy mà còn cưỡng bách các nhóm dân khác tôn giáo theo cái tôn giáo quái đản này và hủy diệt các nếp sống văn hóa và các tôn giáo cổ truyền của họ.

03Vì có chủ trương trịch thượng như vậy nên Linh-mục Alexandre de Rohodes viết cuốn Phép Giảng Tám Ngày và dành hẳn Chương Bốn (được gọi là Ngày Thứ Bốn) để gièm pha, phỉ báng và hạ nhục các Giáo chủ và tôn giáo cổ truyền của dân ta bằng những ngôn từ vô giáo dục và vô văn hóa.

Sách Phép Giảng Tám Ngày được in bằng hai thứ tiếng Việt và La-tinh gồm 324 trang, do nhà in của Thánh-bộ Truyền Giáo ấn hành vào năm 1651. Trong phần Phép Giảng Ngày Thứ Bốn, tác giả Alexandre de Rhodes vu khống, bịa đặt ra nhiều điều xấu xa để phỉ bang và làm hạ giá Phật giáo, Khổng giáo, Lão giáo và đạo thờ cúng tổ tiên bà của người Việt Nam. Chính vì thế cho nên sách này không được chính quyền ta trước năm 1885 và chính quyền Bảo Hộ (do người Pháp cầm trịch) không cho phép lưu hành. Dưới đây là những lời lẽ do chính nhà truyền giáo Alexandre de Rhodes viết:

1.- Về đạo Khổng:

“Nhân vì sự ấy trong Đại Minh (Trung Hoa) thì lấy thờ ông Khổng là nhất, mà gọi Thánh-hiền, là thánh và hiền nhất vậy. Xong lẽ nói thế ấy chẳng phải lẽ đâu, vì chưng hay là ông Khổng Tử ấy biết đức Chúa cả làm nên moi sự, là cội rễ mọi sự thánh, mọi sự hiền, hay là chẳng biết. Vĩ bằng đã biết, mà làm thày, thì phải dạy đầy tớ cho biết cùng, mà thờ đấy cho nên. Song le ông Khổng chẳng có làm sự ấy, vì vậy chẳng phải hiền, chẳng phải thánh, thật là độc dữ, vì sự nhất phải hay đầu nhất, mà chẳng có dạy ai. Ví bằng ông Khổng chẳng biết đức Chúa trời là cội rễ, và cội rễ mọi sự lành, nên thánh, nên hiền làm chi được?” Vì vậy thì chẳng khá gọi ông là thánh sốt. Huống lọ lấy phép phải thờ một đức Chúa trời mà thôi; cũng chẳng nên cầu đí gì đí gì cũng ông Khổng, vì chưng mọi sự ta phải cầu và cậy một đức Chúa trời mà thôi.” [6].

2.- Về đạo Phật:

“Những sự dối trá của Thích Ca về linh hồn ta: Bởi tam giáo này, như bởi nguồn đục, có ra nhiều sự dối khác. Song le bắt mỗi sự dối ấy chẳng có làm chi, vì chưng biết là bởi đâu mà ra, cho hay tỏ tường lả dối thì à vừa. Như thế có chém. cây nào đục cho ngã, các ngành cây ấy tự nhiên cũng ngã với. Vậy thì ta làm cho Thích Ca, là thằng hay dối người ta, ngã xuống, thì mọi truyện dối trong đạo bụt bởi Thích Ca mà ra, có ngã với thì tỏ.” [7].

3.- Về đạo thờ cúng tổ tiên:

Mà sao người An Nam dám cúng cho cha mẹ, khi đã sinh thì, những của dối ấy? Có kể rằng: đốt thì mã biến hóa ra khác. Nó làm vậy phải chốc, vì đốt thì phần ra lửa, phần thì ra gio (tro). Mà gửi phần nào cho cha mẹ? Ví bằng gửi gio thì làm sao cho cha mẹ ở trong gio mà sướng ru? Mặc gio mà sạch sẽ và lịch sự lắm ru? Ví bằng gửi lửa, ắt thật gửi lửa, vì chưng khi làm những việc dối thì phạm tội, học mà bắt chước cha mẹ xưa có làm thế ấy, cho nên có thêm hình lửa cho cha mẹ đã qua đời này.” [8]

Những bản văn thiếu văn hóa với những lời lẽ vô cùng hạ cấp trên đây đối với các tôn giáo và tín ngưỡng cổ truyền của dân ta chỉ được sử dụng trong các xóm đạo mà thôi. Lý do có thể là chính quyền bảo hộ lúc đó do phe Thực Dân Cấp Tiến người Pháp cầm trịch. Phe này vốn đã không ưa Giáo Hội La Mã, lại sợ phản ứng của nhân dân ta, cho nên cuốn sách này mới bị bị chính quyền Bảo Hộ Pháp-Vatican (Pháp luôn luôn nắm thế thượng phong) không cho phép phổ biến công khai.

Mãi đến cuối thập niên 1950, khi chế độ đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm đã được chính quyền Mỹ bảo vệ, được củng cố vững mạnh và đang tiến hành Kế Hoạch Công Giáo Hóa (Spanish Inquisition hay Sứ Mạng Constantine) tại miền Nam Việt Nam, bọn tay sai của Giáo Hội mới cho in lại cuốn sách này lồng trong một tác phẩm khác có danh xưng là ”Giáo Sĩ Đắc Lộ Và Tác Phẩm Quốc Ngữ Đầu Tiên do Linh-mục Nguyễn Khắc Xuyên và Phạm Đình Khiêm (không biết ông này có phải là linh mục hay không) biên soạn và được nhà xuất bản Tinh Việt Văn Đoàn (Ban Sử Học, 232/17 Hiền Vương, Saigon) phát hành vào khoảng tháng 5 năm 1961. Đây cũng là một chiến dịch được phối hợp với việc chính quyền đang tiến hành Kế Hoạch Da-Tô Hóa để làm hạ giá nền đạo lý Tam Giáo cổ truyền của dân tộc Việt Nam ta lúc bấy giờ.

Sau này, vào sau năm 1975, cuốn sách này được nhà Xuất Bản Đại Kết ở Việt Nam in lại nguyên bản gốc, nhưng không thấy ghi thành phố hay nơi xuất bản và năm xuất bản. Hiện chúng tôi có cả bản chụp (photocopied) của bản gốc do Nhà Xuất Bản Đại Kế in lại và bản chụp của nhà xuất bản Tinh Việt Văn Đoàn in và phát hành vào năm 1961.

Họ không phải chỉ rao giảng những lời lẽ chống đối, phá bỏ tôn giáo và tín ngưỡng cổ truyền của dân tộc mà còn ra công dạy dỗ giáo dân người Việt không được công nhận và cũng không được tuân hành luật pháp của chính quyền Việt Nam nếu chính quyền này không chịu khuất phục hay không thần phục Giáo Hội La Mã. Bản văn sử dưới đây là bằng chứng:

“Các vị truyền giáo còn yêu cầu người Công Giáo Việt Nam đừng thừa nhận quyền lực Nhà Vua và luật pháp nước họ. Họ nói với các “con chiên”: Đức Giáo Hoàng ở La Mã (Rome) mới là vị vua tối cao duy nhất của họ, họ chỉ tuân phục quyền lực Tòa Thánh Vatican.” [9]

Bước thứ hai: Chủ trương đánh phá các tôn giáo của dân ta được thể hiện ra bằng hành động cụ thể.

Vì bị ảnh hưởng sâu nặng của những lời dạy trên đây của Giáo Hội, nhất là được nhắc nhở thường xuyên, cho nên giới linh mục của Giáo Hội và giáo dân người Việt đã dựa vào quyền lực của chính quyền Bảo Hộ Liên Minh Pháp-Vatican trong thời kỳ 1862-1954 và chính quyền Liên Minh Mỹ-Vatican ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 để tiêu hủy các công trình kiến trúc thuộc các tôn giáo khác (chùa chiền, miếu đền, đình, quán và các cơ sở khác) vào những khi họ có cơ hội.

Có nhiều nơi, họ phá hủy các công trình kiến trúc của các nơi thờ tự như chùa, đình, miếu đền rồi chiếm đất xây Nhà Thờ và thiết lập các cơ sở khác ngay ở trên đó. Tòa Khâm Sứ của Tòa Thánh Vatican tọa lạc trên thửa đất số 42 Phố Nhà Chung, Hà Nội, Ngôi Nhà Thờ Đức Bà ở giữa Thành Phố Hồ Chính Minh, Đền Thờ Đức Mẹ La Vang ở Quảng Trị ở vào trường hợp này và chỉ là một vài thí dụ điển hình trong rất nhiều trường hợp tương tự như vậy. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày khá đầy đủ trong Chương 29 (Mục X, Phần III) trong bộ sách Lịch Sư và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã. Chương sách này có tựa đề là Cướp Chùa, Chiếm Đất Xây Nhà Thờ, Chiếm Đoạt Ruộng Đất của Nhân Dân và có thể đọc online trên sachhiem.net.

Có nhiều nơi, họ phá hủy các công trình kiến trúc thuộc về tôn giáo cổ hay văn hóa có truyền của dân tộc ta với mục đích duy nhất là chứng tỏ cho các đáng bề trên của họ thấy rằng họ đã tuân hành đúng theo thánh kinh (sách Leviticus 26: 1-18) đã dạy. Một trong những trường hợp phá hủy các nơi thờ tự của các tôn giáo khác xẩy ra vào mùa thu năm 1954. Lúc đó, khi rút quân vào miền Nam đám lính đạo của Linh-mục Hoàng Quỳnh đã phá hủy Chùa Một Cột ở Hà Nội. Sự kiện này được sách Lột Mặt Nạ Những Con Thò Lò Chính Trị ghi lại như sau:

“Ngôi chùa lịch sử này kể từ ngày dựng chùa cho đến ngày 10/09/1954 mới bị phá hủy do toán lính công giáo của Lm Hoàng Quỳnh đặt mìn giật sập. Toán lính công giáo này từ Bùi Chu, Phát Diệm lên tạm trú tại Trường Thiếu Sinh Quân Hà Nội để chờ phương tiện vào Nam. Một nhóm lính công giáo trong đó có Cai Long đã tham dự vào việc đặt mìn giật sập Chùa Một Cột vào đêm 10/09/1954. Cai Long sau này là Thượng Sĩ thuộc Tiểu Đòan 3, Trung Đoàn 46, Sư Đoàn 25 Bộ Binh. Thượng Sĩ Long là bạn thân thừ hồi còn nhỏ với Trung Tá Nhẩy Dù Đào Văn Hùng, cựu Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 3 Nhẩy Dù và Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 46 Bộ Binh. Thượng Sĩ Long đã vui miệng khoe thành tích giật sập chùa Một Cột trong lúc vui say cùng đồng đội.” [10]

Sau đó, ngôi chùa này được chính quyền miền Bắc trùng tu như cũ. Năm 2006, khi về thăm lại quê nhà, người viết có đến thăm và thấy có rất nhiều du khách đến cúng lễ và thăm viếng.

Những hành động như vậy thường xẩy ra ở bất kỳ nơi nào trên thế giới và vào bất kỳ thời điểm nào, chứ không phải chỉ ở Việt Nam mà thôi. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày đầy đủ trong Chương 8 (Mục III, Phần II) trong bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã, tựa đề là Hủy Diệt Nền Văn Minh Nhân Loại và Thành Tích Tàn Sát Lương Dân.

Trên đây là nói sơ về những hành động phá hủy những công trình kiến trúc của các tôn giáo cổ truyền của dân tộc và chiếm đất để xây nhà thờ và các cơ sở khác của Vatican, hoặc là chỉ phá hủy các công trình kiến trúc của các nền văn hóa và tôn giáo khác theo cái bản chất hay truyền thống dã man mà họ đã hấp thụ được qua nếp sống văn hóa Ki-tô của họ.

Nguyễn Mạnh Quang

[Source: http://www.sachhiem.net/NMQ/NMQ024.php]

CHÚ THÍCH

[1] Trần Tam Tỉnh, Thập Giá Và Lưỡi Gươm (Paris: Nhà Xuất Bản Tre: 1978), tr. 15.

[2] Malachi Martin, The Decline and Fall Of The Roman Church (New York: G.P. Putnam’s Sons, 1981, p. 110-111.

[3] Hoàng Trọng Miên, Đệ Nhất Phu Nhân – Tập I (Los Alamitos, CA: Nhà Xuất Bản Việt Nam, 1989), tr. 428.

[4] Vũ Tam Ích, A Historical Survey Of Educational Developments In Vietnam (Lexington, Kentucky: College of Education, Uuniversity of Kentucky, 1959), p. 27.

[5] Vũ Tam Ích, Ibid., p. 27.

[6] Nguyễn Khắc Xuyên và Phạm Đình Khiêm, Giáo Sĩ Đắc Lộ và Tác Phẩm Quốc Ngữ Đầu Tiên (Sàigòn: Tinh Việt Văn Đoàn, 191), tr 81

[7] Nguyễn Khắc Xuyên và Phạm Đình Khiêm, Sđd., tr. 83

[8] Nguyễn Khắc Xuyên và Phạm Đình Khiêm, Sđd., tr. 87.

[9] Nguyễn Xuân Thọ, Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Thuộc Địa Pháp ở Việt Nam 1858–1897 (Saint Raphael, Pháp: TXB, 1995), tr.17.

[10] Cửu Long, Lê Trọng Văn, Lột Mặt Nạ Những Con Thò Lò Chính Trị (San Diego, CA: Mẹ Việt Nam, 1991), tr 51.

NDVN, ngày 31/10/08

nhandanvietnam.org

Categories: Chúa Dê-su | Bình luận về bài viết này

Điều hướng bài viết

Bình luận về bài viết này