Nói chuyện nhân quyền với ông đại sứ Mỹ – Michael Michalak

Ngày 14/10/2007 ông Michael Michalak ghé nhà của Nguyễn Trọng Việt, một thành viên của tổ chức Việt Tân, ở Quận Cam. Hiện diện trong buổi gặp mặt đó còn có một nhân vật nổi tiếng hằn học với Việt Nam là bà Loretta Sanchez.

Việt Tân là một tổ chức có quá trình khủng bố bạo động không những trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại mà còn đối với Việt Nam. Trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại, chúng đã từng hành hung thậm chí ám sát những ai dám nói lên sự thật về hoạt động bất chính của chúng. Nhóm người này đã nhiều lần đem vũ khí về đòi lật đổ chính quyền Việt Nam. Đây là một nhóm khủng bố có tổ chức. Những người này mang mặt nạ đấu tranh cho nhân quyền dân chủ để che dấu bản chất bạo động và khủng bố. Do đó, việc xếp nhóm này vào nhóm khủng bố là hoàn toàn có cơ sở.

Việc ông Michael Michalak ghé thăm và giao du với nhóm người này cho chúng ta thấy ông có một chương trình nghị sự rất khác với chương trình phát triển mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Mỹ. Sự có mặt và giao du của ông Michael Michalak với nhóm Việt Tân cho thấy ông tán trợ việc làm của nhóm người có mục tiêu thiếu lương thiện này. Và việc làm này đi ngược lại nhiệm vụ ngoại giao của ông.

Ông Michael Michalak cho rằng mục tiêu hàng đầu của ông là nhân quyền. Đó là một mục tiêu cao cả, và tôi hoan nghênh ông. Tuy nhiên, người Việt chúng tôi có câu “xem mình trước, trách người sau” và “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Tư cách của người truyền bá ý tưởng là người đó trước hết phải sạch sẽ và làm gương cho người khác. Nhưng tôi e rằng tư cách của nước Mỹ chưa cho phép ông làm người truyền bá ý tưởng nhân quyền.

Vài sự thật sau đây hy vọng sẽ cho ông hiểu rõ hơn về câu phát biểu trên. Nước Mỹ của ông là nước có số tù nhân cao nhất thế giới (2,25 triệu). “Thành tích” tra tấn tù nhân chiến tranh ở trại Guantanamo chắc không phải là một điểm sáng của Mỹ. Ngay cả cựu tổng thống Jimmy Carter cũng nói rằng Mỹ vi phạm nhân quyền trong việc này. Những vụ đốt nhà thờ của người da đen ở Mỹ chắc cũng không phải là một thành tích tự do tôn giáo hay nhân quyền mà ông đại sứ tự hào. Còn nhiều sự kiện lắm, nhưng bao nhiêu đó thiết tưởng cũng cho thấy nước Mỹ chưa đủ tư cách để đi rao giảng về nhân quyền và tự do tôn giáo cho thế giới.

Nói về nhân quyền mà không nói đến những hành động của Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam là một thiếu sót lớn. Vậy tôi xin nhắc lại cho ông một bài học lịch sử vì tôi sợ ông quên. Trong cuộc chiến vừa qua người dân chúng tôi phải hứng chịu 13 triệu tấn bom của Mỹ (gấp 2 lần số lượng bom sử dụng trong Thế chiến thứ hai), 25 triệu hố bom, 80 triệu lít hóa chất của Mỹ, trong đó phần lớn là chất độc da cam. Ngày nay vẫn còn 5 triệu nạn nhân của độc chất vẫn còn đang mang thương tật trong người. Ông Michael Michalak sẽ nói gì về nhân quyền với họ?

Nhân quyền của nước Mỹ đây!

Agent Orange

Và đây – Dioxin

Thật là mỉa mai khi ông Michael Michalak nói chuyện nhân quyền ở Việt Nam, nơi mà một số lính Mỹ đã gieo rắc không biết bao nhiêu tàn phá và tàn bạo trên thường dân Việt Nam. Có lẽ cần phải nhắc lại để ông nhớ rằng lực lượng “Mãnh hổ” (Tiger Force) đã bắn giết hàng trăm thường dân ở Quảng Ngãi vào năm 1967 (xem bài “Elite U.S. Unit Killed Hundreds of Vietnamese Civilians, Report Says” – Một đơn vị tinh nhuệ của Mỹ ghiết hàng trăm thường dân Việt Nam, báo Washington Post, ngày 20/10/2003). Chẳng những giết người một cách vô tội vạ, những người lính này còn thi hành những hành động dã man mất nhân tính, như cắt xén tai của nạn nhân để làm đồ trang sức! Ông Michael Michalak có nghĩ đó là một cách hành xử theo nguyên lý của nhân quyền không?

Khi ông Michael Michalak nói đến nhân quyền, ông có nhớ đến vụ Mỹ Lai vào năm 1968? Hay là sự kiện ở Đồng Bằng sông Cửu Long nơi mà lính Mỹ đã dùng lưỡi lê đuổi và đâm chết hàng chục thường dân (xem thêm bài “Elite unit savaged civilians in Vietnam” – Một đơn vị tinh nhuệ man rợ giết thường dân Việt Nam, báo The Blade, 20/10/2003).

Mỹ Lai đây, thưa ông Michalak!

Và đây nữa – My lai massacre in pictures – timeline of death

Ông Michalak, ông có biết Napalm không? – Vietnam Napalm

Vietnam Napalm/Reasons for Protest

Tôi cho rằng ông đại sứ không đủ tư cách để nói chuyện nhân quyền ở nước chúng tôi. Tôi thấy thái độ của ông đại sứ Michael Michalak khá ngạo mạn và xem thường luật pháp Việt Nam. Công dân Mỹ phạm tội ở bất cứ nước nào phải bị xét xử theo luật pháp nước đó, cũng giống như Mỹ xét xử công dân các nước khác trên đất nước họ.

Tôi thật sự tức giận khi ông Michael Michalak đưa ra yêu cầu “thả ngay lập tức những người bị bắt giữ”. Đó là một thái độ xâm phạm thô bạo vào chủ quyền và luật pháp của Việt Nam. Đó là một sự xâm phạm không thể chấp nhận được. Xin ông đại sứ nhớ rằng đây là một nước Việt Nam độc lập và có chủ quyền, chứ không phải một Việt Nam Cộng Hòa trước 1975 mà những người tiền nhiệm của ông từng tung hoành tác oai tác oái trên trường chính trị và xem thường người Việt Nam.

Nước Việt Nam còn nghèo. Người dân Việt Nam chúng tôi ý thức rõ điều đó. Cho nên chúng tôi muốn hợp tác với bạn bè khắp năm châu, kể cả Mỹ và những người bạn đặc biệt từ Mỹ, để nâng cao kinh tế của Việt Nam và đóng một vai trò tích cực trên trường quốc tế. Nhưng chúng tôi nhất định không chấp nhận một sự xâm phạm của bất cứ ai vào nội bộ đất nước chúng tôi núp dưới những mỹ từ như nhân quyền.

Chúng tôi đã từng trả cái giá quá đắt với hành triệu sinh mạng để có được nền độc lập như ngày nay, và chúng tôi quyết sẽ không chấp nhận một sự áp đặt hay xô đẩy từ các thế lực ngoại quốc qua sự tán trợ cho các nhóm khủng bố xâm nhập đất nước chúng tôi.

Trần Đình Hoàng, trích chuyenluan.net, ngày 17/5/08
NDVN, ngày 29/5/08

nhandanvietnam.org

Categories: Khủng bố bạo loạn | Bình luận về bài viết này

Điều hướng bài viết

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: