CHIẾN THẮNG CỦA VIỆT NAM TẠI PHIÊN KIỂM ĐỊNH PHỔ QUÁT VỀ NHÂN QUYỀN TẠI THỤY SỸ

Chiềng Chạ

Hội nhập về nhân quyền đang là xu thế chung mà không ít quốc gia buộc phải thực hiện nếu không muốn bị cô lập trong một thế giới những quốc gia lớn không ngừng thiết lập và gia tăng liên minh cho chính mình. Việt Nam cũng nằm trong số các quốc gia đang bị đẩy vào trò chơi nhân quyền một cách hết sức bị động và cũng đầy bất trắc này. Tuy nhiên, việc “Việt Nam tuyên bố chấp nhận phần lớn những khuyến nghị về nhân quyền….” đã chứng tỏ đó là một bước tiến đầy triển vọng. Ở đó, Việt Nam không chỉ đã có thể tự bảo vệ mình trước những cáo buộc đến từ các nước Phương tây, trong đó có Mỹ mà thực sự chúng ta đã có thể tiếp nhận và sẵn sàng minh bạch hóa tình hình nhân quyền đang diễn ra trong nước.


Đoàn Việt Nam tại phiên kiểm định.

Đây là một thông tin được phản ánh từ ại phiên Kiểm định Định kỳ Phổ quát về nhân quyền diễn ra bốn năm một lần ở trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Thụy Sĩ. Đại diện Việt Nam là Đại sứ Nguyễn Trung Thành bên cạnh có những phát biểu “công kích những chỉ trích ‘thiên lệch’ và ‘vô căn cứ” của một số quốc gia thành viên Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc đưa ra với thái độ cáo buộc và vu vạ cho Việt Nam. Và nhiều người đã nghĩ rằng, với thái độ phản thùng không thương tiếc và có phần quyết liệt ấy, Việt Nam sẽ còn lâu mới tiếp nhận và đồng ý với những khuyến nghị nhân quyền của các nước tham gia phiên kiểm định này đưa ra. Ngay sau đó, nếu không có diễn ra ngoài dự báo này, rất có thể một hoặc nhiều quốc gia tham gia kiểm định sẽ có những nguyên cớ nhất định để công kích lại Việt Nam và không loại trừ họ sẽ yêu cầu Việt Nam tự nguyện rút tên khỏi Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc như từng diễn ra tại phiên kiểm định lần trước.

Song, tất cả đã lầm, Đoàn Việt Nam đã quen với những cáo buộc vô căn cứ ấy và chuyện phản thùng là tất yếu nếu không muốn bị các quốc gia khác xem là nhu nhược và không có ý chí tự bảo vệ mình; nhưng lấy từng đó để đánh giá bản lĩnh của Việt Nam tại một diễn đàn lớn như thế này thì e rằng, thành viên các quốc gia tham gia kiểm định đã thực sự lầm. Theo đó, Việt Nam đã chấp nhận 80% đề nghị nhân quyền; 80% trong đó, chúng ta đã chấp nhận được những gì mà quốc tế, thành viên các nước đã đưa ra những lí lẽ xác đáng và khách quan; đồng thời chúng ta đã kiên quyết giữ những nguyên tắc của riêng mình. Cụ thể, đoàn Việt Nam đã “chấp nhận 182 đề nghị và ghi nhận 45 ý kiến nhưng không đồng ý làm theo những ý kiến đó”, trong đó có những nội dung như “bác bỏ những đề nghị cụ thể về thả tù nhân và bỏ án tử hình“. Và rõ ràng, Việt Nam đã tỏ rõ những thiện chí mà Nhà nước đang theo đuổi, chúng ta có thể chấp nhận những gì phù hợp với tình hình nhân quyền tại Việt Nam và ngược lại. Với thái độ này, Việt Nam không chỉ được cộng đồng quốc tế ghi nhận ở việc tham gia tích cực vào việc cải thiện tình hình nhân quyền trong nước và trên thế giới; họ cũng thấy được bản lĩnh và trí tuệ trong đấu tranh, ứng xử nghị trường của Việt Nam.

Cũng thông tin thêm, tại phiên Kiểm định lần này còn có sự xuất hiện của những kẻ bán nước cầu vinh như TS Nguyễn Quang A, Phạm Lê Vương Các, Nguyễn Thị Vy Hạnh và Trịnh Hữu Long. Số này đã “có mặt tại trụ sở của Liên Hiệp Quốc để tham gia phiên họp buổi chiều, đã tham gia tọa đàm trực tuyến với BBC”. Trong lúc cả nước đang gồng mình chống chỏi với bè lũ xâm lăng phương Bắc thì những đứa con hoang kia đang cố phân tán tâm lực của dân tộc và thế giới hòng làm mất uy tính đất nước, chia rẻ dân tộc, bợ đỡ bọn cờ vàng hòng mong chúng quay lại lật đổ chính quyền.

Theo: molang0205

Categories: Blogger | Nhãn: , | Bình luận về bài viết này

Điều hướng bài viết

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: