VIẾT NHÂN NGÀY TƯỚNG NGUYỄN CAO KỲ HỒI HƯƠNG SAU 30 NĂM

Chiềng Chạ

Cũng vào thời điểm này vào năm 2004, dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam đã đón nhận một đứa con tội lỗi và lầm lạc trở về. Trước lúc trở về nguyên Phó Tổng thống đầy quyền lực đã lựa chọn cho mình tâm thế của một người chịu trận. Ông cũng hiểu rằng, dù cho thời thế có biến chuyển, con người Việt Nam đã tạm gác những nỗi đau của quá khứ, những tổn thương do lính Mỹ, Ngụy Quân, Ngụy Quyền đem lại nhưng với những gì ông đã làm thì e khó có một điều tương tự. Ông sẽ phải đối diện với những câu hỏi, những nỗi dằn vặt của một kẻ “bán nước cầu vinh”, sẽ chịu những đày ải về tâm hồn và sẽ đối diện với những nạn nhân dưới bàn tay “sát thủ” của chính ông….Những điều tồi tệ nhất sẽ đến với ông như cái giá mà ông sẽ phải trả cho những “vinh quang” trong quá khứ của chính mình. 

Nhưng tất cả đã không diễn ra như ông nghĩ…..

Ưu tư và những trăn trở của Nguyễn Cao Kỳ lúc cuối đời thật đáng trân trọng và người Việt Nam đã đối xử với ông theo đúng cái cách mà họ đã làm với nhiều người từng lầm đường lạc lối: “Đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người quay lại“. Những chuyến thăm quê hương vào những năm tháng cuối đời của nguyên Phó Tổng thống chế độ Việt Nam cộng hòa không chỉ là một lối mở để những đứa con của ông có thể noi theo mà đó còn cho nhiều người hơn thế. Nhìn những đoàn người hồi hương về đất Việt khi mái tóc đã hoa râm và đã bên kia sườn dốc của cuộc đời, mới biết rằng, đời người cũng sẽ có những giây phút chạnh lòng khi nghĩ về cố hương.

Chuyến di tản khỏi Sài Gòn trên những chuyên cơ riêng là kết cục tất yếu của những sỹ quan cao cấp chế độ Việt Nam Cộng hòa. Họ đã thua ý chí thống nhất đất nước của chính những người dân đã từng nếm trải nỗi đau của sự chia cắt hai miền. Trên chuyến phi cơ của riêng mình, dù trong mơ Nguyễn Cao Kỳ cũng không thể hiểu rằng, mình sẽ có ngày quay về đất nước nơi đã sinh và “trưởng thành” theo đúng nghĩa đen của từ này. Chuyến đi đã trở thành định mệnh, là một cuộc tháo chạy không hẹn ngày quay lại. Song, những điều ông nghĩ trên chuyến bay đó, những dự tính cá nhân đó chỉ theo ông một thời gian ngắn sau khi đã đặt chân lên đất Mỹ.

Thời gian đã biến chuyển con người ông, biến chuyển suy nghĩ của chính ông. Từ quyết tâm của một người quyết đòi lại những gì đã từng thuộc về mình, Nguyễn Cao Kỳ đã bằng lòng với cuộc sống hiện tại và từ từ cuộc sống đã thuần thục ông. Những chuyến đi từ thiện với nhiều tổ chức tại Mỹ về các nươc Châu Á thực sự đã cho ông những trải nghiệm khó phai. Nỗi nhớ quê hương, bản quán cũng hình thành từ đây. Đây cũng là động lực chính thôi thúc ông sẵn sàng chấp nhận những gì đến với mình để được về Việt Nam. 04 lần về thăm quê trong vòng 4 năm (từ năm 2004-2008) đủ thấy tâm nguyện về quê hương của ông là chân thành. Và đáng quý hơn, từ những chuyến đi của chính mình, ông đã chuyển tải “tư tưởng muốn hàn gắn quan hệ giữa tầng lớp Việt Kiều ngoài nước và chính quyền trong nước, xây dựng quan hệ Việt Nam Hoa Kỳ”. “Những ngày ở Việt Nam, ông là người đóng vai trò trung gian cho Đào Hồng Tuyển, một trong những người giàu nhất Việt Nam, thành công trong một thương vụ xây dựng resort và sân golf, được báo chí tường thuật là tới 1,5 tỉ USD với một doanh nhân Mỹ“.

Dẫu biết rằng, những đóng góp của ông chưa lớn, chưa đủ để một con người từng mang trọng tội đền bù cho quá khứ nhưng sự trở về của ông đã mang trên mình không ít những ý nghĩa mà lớp lớp người Việt ở Mỹ hay bất cứ đất nước nào trên thế giới cần suy nghĩ. Những mặc cảm của quá khứ cũng đã đến lúc được ngủ yên, những hận thù và sự thiếu biết lẫn nhau cũng cần hóa giải. Người Việt đang cần nhau hơn lúc nào hết, không chỉ để “tập hợp của tất cả người VN trong cũng như ngoài nước để phục hưng đất nước, để VN trở thành một con rồng châu Á” như cách nói của Ông trong lần về thăm quê đầu tiên sau gần 30 năm xa cách mà cục diện trên Biển Đông đang cần những vòng tay kết nối ấy.

Dù ông đã đi xa (Ông qua đời ngày 23 tháng 7 năm 2011 tại một bệnh viện ở Malaysia ở tuổi 80) nhưng đứa con gái duy nhất đang tiếp nối hành trình mà ông đang đi dở. Sau những chuyến cập bến quê hương muộn mằn của người cha, Nguyễn Cao Kỳ Duyên – một MC, diễn viên có tiếng trong cộng đồng người Việt ở Hải ngoại cũng đã thành công với những chuyến trở về tương tự. Ở đó, Cô không chỉ được trở về với chính cái nơi mình đã được sinh ra, về với nơi mà cô sẽ tìm được những người thân đích thực; đây cũng là đất diễn để một người như Nguyễn Cao Kỳ Duyên có thể thăng hoa và trưởng thành. Nhìn cái cách mà Kỳ Duyên trở về, nhìn cái cách cô trình diễn trên sân khấu mới thấy rằng, Việt Nam mới là nơi cô thuộc về và những người Việt yêu văn hóa đã từ từ bỏ qua những lỗi lầm mà người cha cô đã từng phạm phải. Và suy cho cùng đó thực sự là những cuộc trở về thành công./.

Theo: molang0205

Categories: Blogger | Nhãn: | 3 bình luận

Điều hướng bài viết

3 thoughts on “VIẾT NHÂN NGÀY TƯỚNG NGUYỄN CAO KỲ HỒI HƯƠNG SAU 30 NĂM

  1. bài này hay quá
    có cuốn “Nguyễn Cao Kỳ hành trình trở về đất mẹ” mà mình chưa mua được hơi tiếc

  2. mạnh

    Để VN trở thành rồng châu Á, trước hết phải tận diệt nạn tham nhũng đang có trong đất nước. Làm được không?

Gửi phản hồi cho Lan Thanh Tran Hủy trả lời