Đế quốc xâm lược Vatican phong thánh ma cho 117 tên Việt gian và giáo sĩ gián điệp Tây

Trong cuốn Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư 1954-1963 cũng như trong các chương trước đây, chúng tôi đã chứng minh rằng Giáo Hội La Mã chỉ là một danh xưng bề ngoài của Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Vatican, rằng từ năm 1533 đế quốc này đã cho những tay gián điệp thuợng thặng đến Việt Nam thâu thập các dữ kiện tình báo chiến lược về tình hình Việt Nam rồi báo cáo về Tòa Thánh Vatican. Đồng thời, họ tìm đủ mọi cách móc nối và dụ dỗ những người dân cùng khổ, những thành phần có những thành tích bất hảo hay bất mãn với chính quyền đương thời và những phần tử cặn bã của xã hội vào màng lưới gián điệp trong đạo quân thứ 5 nằm hờ chờ giờ hành động. Một phần trong các hoạt động tình báo của họ là làm đảo lộn cương thường và phá rối nền trị an của Việt Nam bằng cách phỉ báng và chế diễu các lễ nghi tín ngưỡng và tập tục cổ truyền của dân tộc, miệt thị các vị thánh tổ của đạo Phật, đạo Khổng bằng những ngôn từ của những phường “đá cá lăn dưa” như gọi Đức Phật Thích Ca là “thằng hay dối người ta”, gọi Đức Khổng Tử là người “chẳng phải hiền, chẳng phải thánh”, xúi giục giáo dân bất tuân lệnh chính quyền đương thời rằng: “người Công Giáo Việt Nam đừng thừa nhận quyền lực nhà Vua và luật pháp nước họ”, rằng “ Đức Giáo Hoàng ở Rome mới là vị vua tối cao duy nhất của họ”, rằng “họ chỉ tuân phục quyền lực Tòa Thánh Vatican”.

Nhập gia tùy tục, đáo giang tùy khúc”. Từ một một phương trời xa lạ đến Việt Nam, khác với người dân về đủ mọi phương diện mà không biết câu ngạn ngữ trên đây mà lại hành xử hỗn xược, ngược ngạo như vậy thì quả thật họ là những người ngu xuẩn đến cùng mức của ngu xuẩn. Hành xử ngu xuẩn như vậy thì làm sao tránh được những chuyện đáng tiếc xẩy ra đối với họ. Giả thử vào thời đó cũng có một nhà Nho hay một ông sư đến nước Ý, nước Pháp, nước Tây Ban Nha hay nước Bồ Đào Nha cũng làm tất cả những gì mà các ông điệp viên (truyền giáo) của Tòa Thánh La Mã đã làm ở Việt Nam, thí dụ như có một nhà Nho hay ông sư nào đó cũng đem các tập tục cổ truyền và lễ nghi về đạo Gia Tô ra phỉ báng và chế diễu, cũng đem vị thánh tổ của đạo Gia Tô là Chúa Jesus ra gọi là “thằng hay dối người ta” và bảo rằng “chẳng phải Chúa, chẳng phải thánh, chẳng phải hiền”, cũng xúi giục người dân ở các nước này rằng “đừng thừa nhận quyền lực của Đức Giáo Hoàng” rằng “Đức vua của triều đình Nguyễn ở Việt Nam mới là vị vua tối cao của họ”, rằng “họ chỉ tuân phục quyền lực của triều đình Huế tại Việt Nam mà thôi”, thì quý vị có nghĩ rằng nhà Nho hay ông sư này vẫn không bị chính quyền sở tại làm khó dễ gì cả hay là họ đã bị tóm cổ đưa ra các tòa án dị giáo của Giáo Hội La Mã để xử về tội báng bổ thần thánh và phá rối trị an, rồi đem trói vào cột và thiêu sống cho đến chết giống như Giáo Hội đã xử và thiêu sống các ông John Huss (1369-1415 ), Savonarola Girolamo (1452-1498), Giordano Bruno (1548-1600) và 11 triệu nạn nhân khác cùng một số phận như các nhà trí thức trên đây mà không được may mắn bị quản thúc tại gia cho đến ngày tàn hơi thở như nhà thiên văn học Galileo Galilei (1564-1642).

Muốn biết rõ Giáo Hội La Mã sẽ có thái độ và hành động ra sao nếu có một nhà Nho hay một nhà sư đến nước Ý hay Tây Ban vào thế kỳ thứ 17 và cũng hành động như ông Linh-mục Alexander de Rhodes đã hành động ở Việt Nam vào thời kỳ này, chúng ta hãy theo dõi đoạn văn dưới đây do Giáo-sư Trần Chung Ngọc viết trong cuốn Công Giáo Chính Sử, nguyên văn như sau:

“Thật ra, những cuộc Thánh Chiến của Gia Tô La Mã Giáo (Công Giáo) không chỉ có mục đích giết dân Ả Rập mà còn giết những người Do Thái và giết luôn cả những người Ki Tô giáo khác không có cùng quan niệm tôn giáo với Gia Tô, như chúng ta đã thấy trong cuộc Thánh Chiến Albigense mô tả ở trên. Các cuộc Thánh Chiến của Gia Tô Giáo đã nhận chìm Âu Châu trong vòng chiến tranh tàn sát suốt hai thế kỷ 11 và 12, dài gần 200 năm. Nhưng, ngoài sách lược tiêu diệt văn hóa nhân loại và các cuộc Thánh Chiến, lịch sử Gia Tô La Mã Giáo còn một vết nhơ vĩ đại khác, đó là những Tòa Án xử những người Dị Giáo (khác đạo) hay những người mà Giáo Hội kết tội là lạc đạo, nghĩa là không công nhận quyền lực của Giáo Hoàng và của hàng giáo phẩm, những người Do Thái và cả những người theo Ki Tô Giáo nhưng không cùng tín ngưỡng với Gia Tô Giáo. Những tòa án xử dị giáo này kéo dài hơn 500 năm và đã làm cho trên 11 triệu người chết vì tra tấn bởi những hình cụ khủng khiếp nhất, phát minh bởi những tín đồ Gia Tô, và thiêu sống v.v… (Zindler, p. 183: The Roman Catholic Church killed over 11 million people in the course of the Inquisition)” (1).

Trở lại chuyện 117 ông thánh của Giáo Hội La Mã, Tòa Thánh và những người Việt Nam mang quốc tịch Vatican cho rằng các ông này là những thánh tử đạo, bị sát hại trong thời kỳ các chính quyền Tây Sơn và nhà Nguyễn cấm đạo. Người viết xin đặt vấn đề là: “Trong khi ở Âu Châu, Giáo Hội La Mã không cho người dân nằm trong vòng kiểm soát của Giáo Hội được quyền tự do tín ngưỡng và Giáo Hội sát hại tới 11 triệu người thuộc các tín ngưỡng khác mà Giáo Hội lại cho người đến nước chúng tôi đòi quyền tự do truyền đạo Gia Tô và quyền tự do theo đạo Gia Tô ở Việt Nam được hay sao?”

Nếu các nhà truyền giáo chỉ lo việc truyền giáo và những người Việt Nam thích theo đạo Gia Tô chỉ lo việc thờ phượng Chúa Jesus mà không có mưu đồ cướp nước với những hành động phá rối trị an, xúi giục giáo dân bất tuân thượng lệnh và nổi loạn lật đổ chính quyền để đưa người tín hữu Gia Tô lên nắm quyền hay thiết lập một vương quốc Giáo Tô thì chắc chắn là không có ai đụng đến một sợi tóc của họ, dù rằng họ đã có những hành động lỗ mãng, vô giáo dục, xấc xược ngược ngạo gọi Đức Phật Thích Ca là “thằng hay dối người ta” và gọi Đức Khổng Tử là người “chẳng phải hiền, chẳng phải thánh”.

Thực ra, các ông truyền giáo và những người Việt Nam theo đạo Gia Tô thời đó đã hành xử một cách vô cùng hỗn xược, ngược ngạo, bất chấp cả luật pháp của chính quyền đương thời, bất chấp cả lương tâm, bất chấp cả lẽ phải, bất chấp cả tình người, và chỉ muốn quấy phá làm cho nước Việt Nam rơi vào tình trạng hỗn loạn bằng cách xúi giáo dân không tuân lệnh nhà vua mà chỉ biết tuân lệnh Giáo Hoàng ở La Mã (như đã nói ở trên) và cứ tiếp tục quấy phá để thừa nước đục thả câu. Sách Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam (1858-1897) viết:

“Hơn nữa, các vị truyền giáo còn yêu cầu người Công Giáo Việt Nam đừng thừa nhận quyền lực Nhà Vua và luật pháp nước họ. Họ nói với các “con chiên”: Đức Giáo Hoàng ở La Mã (Rome) mới là vị vua tối cao duy nhất của họ, họ chỉ phải tuân phục quyền lực của tòa thánh Vatican. Vậy, đây không còn phải là vấn đề truyền giáo nữa, mà đơn giản là một mưu đồ làm cho chính quyền của xứ sở này bị mất ổn định. Vì thế, hành động của Nhà Vua, đối với trách nhiệm làm vua của ông hoàn toàn đứng đắn khi ông chống lại các hoạt động của một giáo sĩ Kitô.” (2)

Sách Các Vua Cuối Nhà Nguyễn 1883-1945 (Tập 1) viết về những tác phong và hành động bán nước của một số người Việt Nam theo đạo Gia-tô và những việc làm chống lại tổ quốc Việt Nam của các tay tổ gián điệp của Vatican như sau:

“Nhờ các giáo sĩ Kitô tiềm phục trong nước làm nội ứng, Pháp tuyển mộ được nhiều cộng sự viên bản xứ đắc lực và trung thành từ buổi đầu trong việc chinh phục cũng như bình định” [trang 91]. “Ngòai ra Rigault còn nhận được tin quân Nguyễn sẽ tấn công , với 500 tù nhân mở đường. Loại tin mật báo này phần lớn do Giám-mục Pellerin cung cấp” [trang 96-97]. “Từ tháng 11/1858, Pellerin nhiều lần thúc dục Rigault đưa quân ra đánh Huế… Điều Rigault mong đợi và từng được Pellerin cùng các giáo sĩ nhiều lần hứa hẹn – tức giáo dân Kitô sẽ nổi loạn đón tiếp những nhà giải phóng tạo thành thế nội công ngoại kích..” [trang 97-98].

“Truớc tình trạng tiến thoái lưỡng nan, các giáo sĩ lại đưa ra hai giải pháp mới. Pellerin khuyên Rigault vào chiếm Gia-định làm bàn đạp, chờ ngày đánh Huế. Retord và các giáo sĩ Espania thì thúc dục kéo ngay ra Bắc Kỳ, thiết lập một vương quốc Kitô độc lập ở miền này. Vì “thanh kiếm thập tự quân, lưỡi gươm của Charlemagne và Thánh Louis, đã trở nên quá nặng trên tay con cái Voltaire,” Rigault sinh ra bực dọc, chỉ trích Pellerin nhiều lần. Rigault cũng không ngớt than phiền về thái độ lộng hành của Pellerin trong những báo cáo về Paris” (trang 98).

“Những cuộc nổi loạn liên miên của các cộng đồng giáo dân Ki-tô, tiêu biểu bằng tổ chức hải tặc Tạ Văn Phụng (Lê Duy Minh), với khẩu hiệu thiết lập một vương quốc Kitô, …” [trang 191). “Tham vọng đã âm ỉ, nung nấu từ lâu của các giáo sĩ Kitô: hoặc chiếm đóng toàn cõi Đại Nam, lật đổ Tự Đức, hoặc tách biệt Bắc Kỳ thành một vương quốc tự trị” [trang 192].

“Vua (Tự Đức) bị cô lập dần trong hoàng thành với mối lo sợ khôn nguôi về tham tâm của Pháp. Trong khi đó, tinh thần thập tự quân của các giáo sĩ Kitô ngày một lên cao. Các giáo sĩ tìm đủ cách khiêu khích hầu tạo cơ hội cho Pháp động binh. Năm 1875, chẳng hạn, Giám-mục Gauthier và Croc đòi triều đình bồi thường thiệt hại lên tới 2,146,613 lạng bạc. Với sự yểm trợ của Rheinart, Gauthier và Croc còn mưu chiếm cả ruộng đất của các làng xã bỏ hoang để trừ bớt số tiền thiệt hại tên. Nhiều nơi, giáo sĩ công khai xúi dân làm loạn. Geoffroy ở Bình Định chỉ là một thí dụ. Tại Ninh Bình, các giáo sĩ còn lộng hành hơn nữa, cho thủ hạ quấy nhiễu, ngăn chặn cả công văn” [trang 251-252] (3).

Ở Âu Châu, người ta không hề nổi loạn chống lại chính quyền mà Giáo Hội cũng lôi cổ người ta ra tòa xử người ta về tội khác tín ngưỡng, và các tòa án của Giáo Hội đã giết hại đến hơn 11 triệu người. Ấy thế mà ở Việt Nam, Giáo Hội lại đòi phải có quyền tự do truyền đạo.

Được đằng chân, lân đằng đầu, khi được phép tự do truyền đạo rồi tới khi có một số tín hữu tin theo thì Giáo Hội lại xúi giục giáo dân không tuân hành tập tục và luật pháp của chính quyền Việt Nam, mà chỉ biết tuân lệnh Giáo Hoàng ở La Mã và xúi giục giáo dân nổi loạn, lật đổ chính quyền để thiết lập một vương quốc Gia-tô giáo. Quý vị thử nghĩ xem còn có hành động nào hỗn xược, ngược ngạo hơn những hành động này không?

Quốc hữu quốc pháp, gia hữu gia quy”. Ở đâu thì cũng phải có quan trị quan nhậm. Con người ở bất kỳ quốc gia nào ở trên trái đất này cũng đều hiểu rằng “Nhập gia tùy tục, đáo giang tùy khúc”. Đến nước người ta mà không tuân hành tục lệ của nước người ta đã là một điều trái tai gai mắt, không thể chấp nhận được. Không những thế, họ lại còn không tuân hành luật pháp quốc gia nước người ta nữa. Tệ hơn nữa, họ lại còn xúi giục dân chúng nổi loạn nhằm cướp chính quyền để thiết lập một chính quyền chuyên chính độc tôn tôn giáo thì xin hỏi, những người đó có phải là những quân thổ phỉ, những phường giặc cướp, kẻ thù của dân tộc Việt Nam hay không? “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”. Là người dân của một nước, sống trong mảnh đất mà ông cha tổ tiên từ bao nhiêu đời kế tiếp nhau hy sinh không biết bao nhiêu mồ hôi, nước mắt và xương máu mới tạo dựng nên được, đã không ra công bồi đắp cho đất nước ngày một khá hơn thì thôi, ấy thế mà chỉ vì bất mãn nhất thời hay sống trong cảnh cùng khổ mà ngu xuẩn đến độ đi nghe lời xúi giục của người ngoài, nhẫn tâm “rước voi về giầy mả tổ”, phá nát cơ đồ của tổ tiên để lại, thì những hạng người đó có phải là những quân Việt gian, mãi quốc cầu vinh hay không. Những người Việt Nam mang quốc tịch Vatican hãy suy cho kỹ, nghĩ cho cùng để xem 117 người được Giáo Hội La Mã phong thánh vào ngày 19 tháng 6 năm 1988 có phải là những quân “thổ phỉ” và những phường “cõng rằn về cắn gà nhà” hay không? Chúng tôi muốn trình bày với những người Việt Nam mang quốc tịch Vatican một điều như thế này: Các ông cho rằng 117 người trên đây đã được Giáo Hội La Mã của các ông phong thánh thì họ là thánh. Đó là quyền tự do của các ông. Nhưng đối với đại khối dân tộc Việt Nam, ai cũng tin rằng 117 ông thánh này là tội đồ của dân tộc, dù người đó là người Việt Nam hay người ngoại quốc.

Xin các ông đừng buồn! Chúng tôi xin nói như thế này để các ông cảm thấy thoải mái hơn. Không ai chối cãi được Vatican là một đế quốc thực dân xâm lược đã chủ động trong việc đánh chiếm và thống trị toàn cầu mà Việt Nam chỉ là một trong những quốc gia bị Đế Quốc Vatican chiếu cố. Khi cuộc chiến bùng nổ giữa một bên là Việt Nam và một bên là Đế Quốc Vatican có Đế Quốc Pháp là Đồng Minh thì các ông giống như những người dân Nhật mang quốc tịch Hoa Kỳ sống trên đất Mỹ trong thời Đệ Nhị Thế Chiến. Người dân Nhật mang quốc tịch Hoa Kỳ có quyền chọn Hoa Kỳ hay Nhật làm quê huơng đích thực để rồi liều chết chiến đấu cho cái quê hương mà họ đã chọn. Tương tự như vậy, trong cuộc chiến giữa một bên là Việt Nam và một bên là kẻ thù Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Vatican và Pháp, các ông có quyền chọn Đế Quốc Vatican hay Việt Nam là quê hương đích thực của các ông để rồi liều chết chiến đấu cho cái quê hương mà các ông đã chọn. Các nhà truyền giáo người Âu Châu đến Việt Nam liều chết chiến đấu cho quê hương đích thực của họ là Đế Quốc Vatican, nếu chẳng may họ phải hy sinh vì nhiệm vụ thì đương nhiên sẽ được tổ quốc Vatican ghi ơn và phong thánh. Và các ông, những người Việt Nam mang quốc tịch Vatican, đã từ bỏ tổ quốc Việt Nam và nhận Đế Quốc Vatican là quê hương đích thực của các ông để rồi liều chết chiến đấu cho đế quốc này, nếu chẳng may mà bị chính quyền Việt Nam bắt được và bị hành hình thì tất nhiên các ông là những người đã hy sinh cho Đế Quốc Vatican và cũng được Vatican phong thánh. Phong thánh cho những người làm tay sai tai mắt cho Vatican thì Vatican có mất gì đâu. Hồng Y Silvio Oddi đã từng nói: “Vatican đã trở thành một cái xưởng chế tạo ra các ông thánh” (The Vatican has become a saint factory)” (4). Nhưng đối với đại khối dân tộc Việt Nam, những người có tên trong danh sách 117 người được tòa thánh Vatican phong thánh vào ngày 19 tháng 6 năm 1988 chỉ là những tên tội đồ của dân tộc, và nếu họ là người Việt Nam thì họ là những phường “cõng rắn về căn gà nhà” giống như Ngô Đình Khả, Nguyễn Hữu Bài, Ngô Đình Khôi, Trần Lục, v.v…

Có ở trong chăn mới biết chăn có rận”. Giá trị các ông thánh của Vatican như thế nào, không ai biết rõ hơn là Giáo-sư Lý Chánh Trung, một nhà trí thức đã từng mang quốc tịch Vatican. Ông viết:

“Sau bốn thế kỷ giảng đạo với những phương tiện hùng hậu, những hy sinh lớn lao, phải nhận rằng số người Á Đông theo đạo thật là ít oi… Đó là chỉ nhìn đến số lượng. Nếu nhìn đến phẩm lượng (qualité) thì có lẽ kết quả còn khiêm tốn hơn nữa: Chưa có một giáo hội Á Đông nào sản xuất được một vị thánh, và trình độ đạo đức trung bình của người Công Giáo Á Đông không có gì gọi là “cao” hơn những người không Công Giáo” (5).

Có lẽ vì thế mà sau khi cân nhắc giữa “Tôn Giáo Và Dân Tộc”, Giáo-sư Lý Chánh Trung đã dứt khoát “Tìm Về Dân Tộc” giống như quyết định của các ông Phan Quốc Đông, Nguyễn Chấn, Trương Thiện, Pham Hữu Tạo, Bác-sĩ Nguyễn Văn Thọ, Linh-mục Trần Tam Tỉnh, v.v…

Trong khi các ông nhận Đế Quốc Vatican là quê hương đích thực và liều chết chiến đấu cho Vatican thì đại khối dân tộc Việt Nam chúng tôi chỉ có mỗi một nước Việt Nam là quê hương đích thực. Khi quân thù xâm lược Vatican và Pháp đem quân đến đánh cướp nước Việt Nam thân thương của chúng tôi, chúng tôi phải liều chết chiến đấu để bảo vệ cơ đồ của ông cha để lại, nếu chẳng may phải gục ngã nơi chiến trường thì chúng tôi trở thành anh hùng của dân tộc Việt Nam. Đế Quốc Vatican, Đế Quốc Pháp và những người nhận Đế quốc Vatican hay Đế Quốc Pháp là nước tổ của họ đã gọi chúng tôi và tất cả những anh hùng dân tộc của nước tôi là những quân phiến loạn và những quân tội đồ. Chính vì thế mà những vị anh hùng của dân tộc Việt Nam chúng tôi như các cụ Nguyễn Trung Trực, Lâm Quang Ky cùng 170 nghĩa quân kháng chiến tại Kiên Giang và ông Mai Xuân Thưởng ở Bình Định đã bị người của Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Vatican là Trần Bá Lộc đem quân đánh phá và bắt được, rồi xử tử như một tên tội đồ. Trong hoàn cảnh tương tự như vậy, cụ Phan Đình Phùng cùng các chiến sĩ nghĩa quân tại Vụ Quang đã bị người của Tòa Thánh Vatican là Ngô Đình Khả đánh tan, và đảo mả cụ Phan lấy xác, đem đốt thành tro, lấy tro trộn vào thuốc súng bắn xuống sông Lam Giang cho tiêu tan mất xác. Tướng tự như hoàn cảnh của cụ Phan Đình Phùng, chiến lũy Ba Đình dưới quyền lãnh đạo của cũ Đinh Công Tráng bị phá tan cũng chỉ vì tên Việt Gian cuồng tín Linh-mục Trần Lục đem 5 ngàn giáo dân đi tiếp viện và làm chỉ điểm cho giặc để tâng công. Sau này, các ông Đội Bình, Đội Cốc và Đội Nhân cũng bị người của Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Vatican là Cố Ân đi báo cáo với chính quyền bảo hộ Vatican-Pháp bắt đem đi chém chết. Những người yêu nước vào những năm giữa thập niên 1920 bị tên Việt gian Ngô Đình Diệm bắt được đem tra tấn vô cùng man rợ bằng cách cột nạn nhân vào một chiếc ghế có khoét lỗ ở giữa rồi cho đốt đèn cầy (nến) ở dưới làm cháy cả hậu môn của nạn nhân; các ông Đội Cấn và Lương Ngọc Quyền đã liều thân hy sinh thân để chống lại Vatican và Pháp ở Thái Nguyên; Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí Việt Nam Quốc Dân Đảng của ông bị những người của Giáo Hội La Mã và Pháp bắt và bị đưa lên đoạn đầu đài vào ngày 17 tháng 6 năm 1930. Tất cả những vị anh hùng dân tộc trên đây cùng với những người chống lại chính sách bạo tàn của chế độ độc tôn tôn giáo của anh em nhà Ngô và đảng Cần Lao Công Giáo, tay sai của Đế Quốc Vatican, vào những năm sau tháng 7 năm 1954, trong đó có những người đã tham dự vào cuộc chính biến 11/11/1960 và cuộc Cách Mạng 1/11/1963 đều bị Đế Quốc Vatican và người Việt Nam mang quốc tịch Vatican coi như là một thứ tội đồ nguy hiểm, nguyền rủa họ và mạt sát họ. Trong khi đó thì đại khối dân tộc Viêt Nam chúng tôi lại coi họ là những vị anh hùng dân tộc như một thứ quốc bảo của đất nước, và đem hết lòng ngưỡng mộ, trân quý và tôn vinh họ. Họ là các vị thánh của dân tộc Việt Nam của chúng tôi. Bài thơ “Những Người Ở Lại Với Non Sông” dưới đây của nhà thơ Trần Trung Đạo chứng tỏ dân tộc Việt Nam chúng tôi tôn thờ những người mà Vatican và giặc Pháp thù ghét họ và coi họ như những tên tội đồ phản loạn. Bài thơ đó như sau:

Người ở lại Hoàng Hoa Cương lịch sử,
Ngàn thông reo ru giấc ngủ anh hùng.
Tiếng bom rền rung động khắp non sông
Đời anh ngắn, nhưng tên dài vô tận.

Người ở lại mang theo niềm thống hận
Nắm xương tàn trắng lạnh đất Long Châu,
Mộng Cần Vương theo tóc bạc trên đầu,
Hờn vong quốc ghi sâu vào lịch sử.

Tôn Thất Đạm giữa núi rừng Tân Sở
Một thanh gươm chống đỡ mạch sơn hà.
Không làm tròn nguyện ước với vua, cha
Thà tự sát cho tròn câu hiếu đạo.

Người ở lại bên cổng thành Hà Nội,
Thành mất rồi, ta sống với ai đây?
Thăng Long ơi, xin ở lại nơi này
Sinh vi tướng, tử vi thần cho vẹn.

Người ở lại với sông Hương núi Ngự
Mộng chưa thành, chí cả mỏi mòn trôi
Phan Bội Châu lưu lạc bốn phương trời
Hoen máu lệ những tờ thư yêu nước.

Người ở lại rừng Thái Nguyên xuôi ngược
Hai chân què nên chẳng thể nào theo.
Anh Trịnh ơi, tôi giữ trọn lời thề
Lương Ngọc Quyến đã về cùng đất mẹ.

Trần Quý Cáp với tinh thần bất diệt
Ngẩng cao đầu chịu chém ở ngang lưng.
Trời Nha Trang chim chóc cũng đau buồn,
Trời đất Quảng một màu tang mới nhuốm.

Phan Đình Phùng kể những lời tâm nguyện:
Mộ của ta là tổ quốc Việt Nam,
Anh em ta là bao triệu đồng bào
Dù phải chết, chẳng thể nào bỏ được.

Người ở lại bên bến đò Cần Giuộc
Mắt đâu cần để thấy được niềm tin.
Chúng bay dù bẻ gẫy được bút nghiên,
Không bóp được trái tim này yêu nước.

Phan Thanh Giản trải lòng trong di chúc:
Dặn các con đừng mãi quốc cầu vinh.
Ta chết đi cho vẹn chữ trung trinh
Khi sáu tỉnh đã rơi vào tay giặc.

Dù cay đắng nhưng vô cùng diễm tuyệt
Tổ tiên ơi con nhớ mãi ơn người.

Ngược lại, chúng tôi cũng gọi tất cả những người anh hùng hay các ông thánh của đế quốc Vatican và Đế Quốc Pháp đã chết trong cuộc chiến xâm lăng và thời kỳ thống trị nước Việt Nam của chúng tôi là những quân thổ phỉ hay những tên tội đồ. Riêng những người Việt Nam tóc đen, da vàng mũi tẹt, ăn cơm gạo Việt Nam, lớn lên ở Việt Nam mà lại đứng về phía kẻ thù xâm lược là Đế Quốc Vatican hay Pháp để chống lại tổ quốc Việt Nam, dù sống hay chết, dù cho sau khi chết được Vatican phong thánh đi nữa, thì chúng tôi cũng vẫn gọi họ là những phường “rước voi về giầy mả tổ” như trường hợp Trần Ích Tắc và Lê Chiêu Thống và không thể nào thoát khỏi được cái nhìn khinh bỉ và ghê tởm của dân tộc Việt Nam. Bài thơ dưới đây của nhà thơ Lương Nhân (được ông Giuse Phạm Hữu Tạo ghi lại trong bài viết “Hai Mẹ Con”, đăng trong tờ trong Đông Dương Thời sô 73, ngày 1-8-1999, phát hành tại Houston, Texas) nói lên sự thật này:

Người thì xưng cố, kẻ xưng cha,
Gián điệp tay sai hại nước nhà,
Mãi quốc cầu vinh, phường quốc tặc,
Thương luân bại lý, bọn gian tà.
Tội đồ dân tộc tôn vinh “thánh”.
Ác bá dâm tà lãnh chức “cha”.
Tà đạo thực dân chung một Chúa.
Nhân nào quả ấy chẳng còn xa.

Bọn người cuồng nô vô tổ quốc này đã bị đại khối dân tộc Việt Nam ta đời đời nguyền rủa:

Sống chỉ mặt, chết chỉ mồ,
Xương dù chôn nát, mặt mo hãy còn.

Chính vì vậy mà người tín đồ Thiên Chúa La Mã Giuse Phạm Hữu Tạo, sau khi tỉnh ngộ và quyết tâm trở về với dân tộc, đã dõng dạc và thẳng thắn tuyên bố rằng: ”Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm thánh của Đại Công Ty Rôma”, như đã ghi ở trong Chương 9. Ngày xưa, Trần Bình Trọng sợ bị lịch sử lên án và hậu thế khỉnh rẻ là một “ông vua Việt gian”, đã lớn tiếng mắng thẳng vào mặt tên tướng giặc Thóat Hoan rằng “Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc”. Và ngày nay, sợ rằng hậu thế sẽ đời đời khinh rẻ là “một tên thánh Việt gian”, ông Giuse Phạm Hữu Tạo đã công khai và lớn tiếng nói cho Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Vatican và những người Thiên La Đắc Lộ biết rằng ông “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm thánh của Tòa Thánh Vatican”.

oOo

Cũng nên biết rằng, dân tộc Việt Nam vốn chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền đạo lý tam giáo cổ truyền, lấy nhân ái, từ bi hỉ xả và đại lượng làm phương châm hành động. Vì thế cho nên người dân Việt Nam chúng tôi rất là khoan dung, nhân từ và đại lượng. Chứng cớ là ông cố đạo Alexandre de Rhodes đến Việt Nam tìm đủ mọi cách để phỉ báng và chế diễu các lễ nghi tín ngưỡng và tập tục cổ truyền của dân tộc, miệt thị các vị thánh tổ của đạo Phật, đạo Khổng bằng những ngôn từ của những phường “đá cá lăn dưa” như gọi Đức Phật Thích Ca là “thằng hay dối người ta”, gọi Đức Khổng Tử là người “chẳng phải hiền, chẳng phải thánh” mà ông ta vẫn không bị một người Việt Nam lôi ra hạch sách hay đánh đập về tội ngu xuẩn, ngu xuẩn đến nỗi không biết tùy cơ ứng biến theo như châm ngôn “In Rome, we must act as Romans” đã dạy mà lại hỗn láo mang tội báng bổ thần thánh như vậy. Nền đạo lý tam giáo cổ truyền của dân tộc Việt Nam khác hẳn với nền đạo lý bất khoan dung (intolerant) của Giáo Hội La Mã là ở chỗ đó. Một trường hợp khác nữa là tên tướng giặc Sầm Nghi Đống trong đạo binh xâm lược của nhà Thanh tràn vào Thăng Long vào cuối năm 1788 bị quân dân Việt Nam giết chết trong Trận Đống Đa vào ngày 5 Tết Năm Kỷ Dậu 1789, mà sau đó người Việt Nam chúng tôi vẫn để cho người Trung Hoa lập đền thờ ở Hà Nội giống như những vị anh hùng khác của dân tộc Việt Nam. Về chuyện này, ông Thái Bạch viết:

“Sầm Thái Thú là một vị quan Tàu theo Tôn Sĩ Nghị sang xâm lấn nước ta, nhưng bị quân Tây Sơn đánh cho một trận thua xiểng liểng, Sầm phải kéo quân chạy từ Khương Thượng đến Gò Đống Đa rồi bị tử trận tại đó giữa hôm 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu (1789). Sau Sầm được người Tàu lập đền thờ… cái “khí phách anh hùng” của Sầm thái thú chỉ có bấy nhiêu thôi mà người ta dám lập đền thờ bắt dân Nam khói hương sùng bái” (6).

Hồ Xuân Hương có làm bài thơ 4 câu để mỉa mai tên tướng giặc họ Sầm này, nguyên văn như sau:

Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo,
Kìa đền Thái Thú đứng cheo-leo.
Ví đây đổi phận làm trai được,
Sự nghiệp anh hùng há bấy nhiêu?

Ít ra Sầm Nghi Đống là người Trung Hoa, ông ta chiến đấu cho nước Trung Hoa và chết trong cuộc chiến cho Trung Hoa thì tất nhiên ông ta xứng đáng là anh hùng của nước Trung Hoa. Vì thế mà người Trung Hoa ở Việt Nam lập đền để thờ ông ta. Giả dụ như ông ta là người Việt Nam mang quốc tịch Trung Hoa và chiến đấu cho nước Trung Hoa mà chết như vậy thì đại khối dân tộc Việt Nam chúng tôi gọi là một tên tội đồ, một tên Việt gian phản quốc, giống như trường hợp những người Việt Nam mang quốc tịch Vatican trong số 117 người được Vatican phong thánh vào ngày 19-6-1988 vậy.

Nguyễn Mạnh Quang (“Thực Chất của Giáo Hội La Mã”, tập I, chương 10)

Chú thích:

1. Trần Chung Ngọc, Sđd., trang 98-99.
2. Nguyễn Xuân Thọ, Sđd., trang 17.
3. Vũ Ngự Chiêu. Các Vua Cuối Nhà Nguyễn 1883-1945 – Tập 1. Houston, TX: Văn Hóa, 1999.
4. Trần Chung Ngọc, Sđd., trang 268.
5. Lý Chánh Trung, Sđd., trang 77.
6. Thái Bạch. Thơ Hồ Xuân Hương. San José, CA: Nhân Văn, 1983, trang 68.

NDVN, ngày 10/2/09

nhandanvietnam.org

Categories: Chúa Dê-su | Bình luận về bài viết này

Điều hướng bài viết

Bình luận về bài viết này